Trong cuộc sống hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, các công trình lớn nhỏ ngày càng nhiều. Đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến, phải áp dụng công nghệ máy móc vào các công trình để có thể rút ngắn thời gian và đảm bảo tốt nhất các yêu cầu kỹ thuật. Vì thế nên đã có sự xuất hiện của vận thăng nâng hàng. Vậy cách lắp đặt vận thăng nâng hàng như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Các loại vận thăng nâng hàng
Hiện tại trong các công trình thường sử dụng 3 loại vận thăng nâng hàng thông dụng sau đây:
Vận thăng tự do
Đây là loại vận thăng có kết cấu đơn giản, nhẹ nhàng, dễ dàng di chuyển. Nhưng vận thăng tự do chỉ chịu tải được trọng lượng nhỏ nhẹ, dùng trong các công trình nhỏ.
Vận thăng dựa tường
Đây là loại vận thăng chỉ hoạt động được theo cơ chế thẳng đứng nên bị hạn chế về không gian làm việc. Cũng có cấu tạo đơn giản giống như vận thăng tự do. Vận thăng này thường được sử dụng để nâng chuyển các loại hàng hóa, hoặc người trong các công trình sửa dân dụng. Loại vận thăng dựa tường chỉ chở được trọng tải 300-500kg và chỉ nâng được trong tầm 9-100m.
Vận thăng lồng
Đây là loại vận thăng thường được dùng trong các công trình lớn bở có trọng tải lớn từ 1-2 tấn. Do đó nếu như chỉ dùng trong các công trình nhỏ thì nên thuê 1 trong 1 loại vận thăng kia để phù hợp hơn. Vận thăng lồng có cấu tạo phức tạp nên người dùng cần cân nhắc khi mua loại này. Bù lại vận thăng lồng có vận hành ổn định, dễ dàng di chuyển và có lượng tải trọng lớn.
Quy trình lắp đặt vận thăng nâng hàng
Vận chuyển các cơ cấu, vật tư của vật thăng nâng hàng tập kết ở công trường gần vị trí lắp đặt vận thăng nâng hàng. Chuẩn bị các dụng cụ lắp đặt đầy đủ. Bên cạnh đó, khu vực lắp đặt những người không phận sự không được vào để đảm bảo an toàn
Bước 1 : Tổ hợp khung để vận thăng
Gồm : thép hình chữ U 1600*1100 hay còn được gọi là khung đế, tang quấn cáp, motor tời kéo,…
Bước 2 : Liên kết để vận tăng và móng bê tông
Bước này chúng ta có thể thực hiện theo 2 cách.
- Cách 1 : Khoan trực tiếp vào lỗ trên của vận năng có sẵn
- Cách 2 : Chụp kìm chữ U có 2 lỗ lên để vận thăng và bắt đầu khoan cấy bulong nở.
Bước 3 : Gắn kết
Tổ hợp các khung vận thăng và gắn bulong vào thiết bị
Bước 4 : Cân chỉnh
Cân chỉnh độ thẳng của các khung vận thăng và tiến hành lắp bàn nâng
Bước 5: Bước cuối cùng
Lắp đặt vận thăng nâng hàng tức là lắp các gông giằng neo vận thăng vào tòa nhà. Dùng bulong nở M16x150 để liên kết vận thăng và tòa nhà. Lưu ý các công trình khác nhau sẽ có cách liên kết vận thăng và tòa nhà khác nhau
Giằng neo của vận thăng được thiết kế bằng một cây U100 và một cây V50 ( Dùng Bulong nở M16 để liên kết vào sàn) 1 giằng vận thăng có gồm 3 con bulong nở M16
Chạy thử và vận hành
Để cho thiết bị hoạt động người sử dụng phải cung cấp được một nguồn điện ổn định, phù hợp với thiết bị (cung cấp nguồn CB 50A là tốt nhất riêng biệt từ tủ điện chính tòa nhà). Nguồn điện tại chân vận thăng phải đảm bảo từ 380V trở nên thì mới đạt yêu cầu.
Tuy nhiên, trong 1 số công trình điện áp yếu không đủ 380V, tính từ chân vận thăng. Lúc này sẽ xảy ra trường hợp tải trọng nâng của thang không đạt yêu cầu theo tính toán thiết kế của vận thăng. Bên thuê hoặc bên mua phải bắt buộc cung cấp nguồn điện 380V để có thể đạt tải trọng nâng. Sau khi lắp đặt vận thăng nâng hàng xong sẽ tiến hành chạy thử:
- Chạy thử với liên động không tải.
- Chạy thử với liên động có tải: chuẩn bị tải có trọng lượng khoảng bằng 1,25 lần trọng nâng cho phép.
Kiểm định thiết bị
Vận thăng nâng hàng trước khi được đưa vào sử dụng đơn vị lắp đặt mời cơ quan kiểm định có thẩm quyền đến kiểm định thiết bị. Và cơ quan kiểm định sẽ đánh giá mức độ an toàn hoạt động của thiết bị.
Khi được cơ quan kiểm định kiểm tra hoàn tất và cấp giấy phép hoạt động. Lúc này thiết bị mới chính thức được đưa vào hoạt động.
An toàn khi lắp đặt vận thăng nâng hàng
Trước khi lắp đặt, phải kiểm tra công trường cho phép được thiết bị đã được lắp đặt chạy tự động hay không. Cụ thể là:
- Thiết bị khi lắp đặt phải đặt trên nền không gồ ghề, nghiêng lệch, phải bằng phẳng.
- Kiểm tra vị trí, độ an toàn của công tắc hạn chế. Phải thường xuyên kiểm tra xem về độ chính xác của thiết bị về độ cao và tải trọng.
- Khi tốc độ gió vượt quá 13m/s tuyệt đối không được lắp đặt và tháo dỡ.
- Khi không làm việc thiết bị phải ngắt nguồn điện.
- Không được tự ý tháo dỡ, lắp đặt hay bảo dưỡng nếu không có người phụ trách chỉ đạo. .
- Phải thực hiện đúng quy tắc an toàn lao động.
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin hữu ích về lắp đặt vận thăng nâng hàng như thế nào và những điều liên quan. Bạn đọc và tham khảo thêm nhé.