Quy trình 4 bước bảo dưỡng xe nâng điện đúng kỹ thuật

quy trinh bao duong xe nang dien

Sau một khoảng thời gian sử dụng xe nâng điện, để đảm bảo công suất hoạt động của thiết bị, bạn nên thực hiện quá trình bảo dưỡng 2 tháng 1 lần. Vậy câu hỏi đặt ra liệu bạn đã biết cách bảo dưỡng xe nâng điện chưa ? Hãy tham khảo bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn 4 bước trong quy trình bảo dưỡng, chăm sóc xe nâng điện đầy đủ và đúng phương pháp!

Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện

Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện

Bước 1: bảo dưỡng bên ngoài xe nâng điện

  • Kiểm tra sơ lược toàn bộ bộ phận bên ngoài của xe nâng điện bao gồm áp suất lốp xe, vòng bi
  • Kiểm tra dây xích tải, vệ sinh lại bằng dầu DO, châm thêm mỡ vào tất cả những dây xích trên thiết bị
  • Xem lại độ trùng của dây xích sao cho ở mức vừa phải, nếu lỏng thì phải vít chặt 2 ốc gắn xích ngược lại
  • Kiểm tra con lăn nâng lên hạ xuống, vệ sinh bằng mỡ bò để thiết bị hoạt động trơn tru hơn
  • Bảo dưỡng toàn bộ hệ thống của xe nâng điện bằng dầu nhớt thủy lực. Nếu phát triển thấy có dầu rò rỉ thì cần thay mới đường dây hoặc kịp thời sửa chữa.
  • Kiểm tra hệ thống thủy lực của máy: thủy lực đẩy, thủy lực nâng hạ, thủy lực hỗ trợ càng nâng vận chuyển, đảm bảo những hệ thống trên không bị rò rỉ dầu
  • Bảo dưỡng xe nâng điện với các thiết bị còi, đèn

Bước 2: bảo quản acquy xe nâng hàng đứng lại

  • Kiểm tra mức nước trong bình ắc quy thường xuyên
  • Lưu không trong lần đổ lần đầu, không châm Axit cho bình Acquy vì rất dễ hỏng và sự tích điện sẽ giảm
  • Tuyệt đối không châm vào bình acquy nước khoáng hoặc những loại nước có hỗn tạp kim loại
  • Bảo quản bình acquy bằng cách lau chùi, khô ráo, tránh tình trạng ẩm ướt
4 bước bảo dưỡng xe nâng điện

4 bước bảo dưỡng xe nâng điện

Bước 3: bảo dưỡng trong buồng máy phía trước

Bạn nên kiểm tra buồng máy phía trước của xe nâng điện bằng cách đẩy giàn nâng hết cỡ về phía trước. Bảo dưỡng xe nâng điện bằng cách tháo 2 bu lông phía trước thân xe, nhấc nhẹ tấm che ở phía trước

Sử dụng chổi lông và vòi hơi để vệ sinh sạch sẽ buồng máy ở phía trước, đảm bảo bộ phận này không bị ẩm ướt. Tuyệt đối không để gián, kiến, chuột làm tổ trong buồng máy. Nếu trong thời gian dài không sử dụng buồng lái phía trước thì bạn nên bảo quản bộ phận này thật khô ráo, hạn chế những nguồn nhiệt ẩm.

Bước 5: Bảo dưỡng buồng máy ở phía sau

So với buồng phía trước, buồng phía sau có diện tích rộng hơn và chứa đa số những bộ phận, máy móc quan trọng. Do đó, bạn phải thật cẩn thận, nhẹ nhàng vệ sinh trong từng góc nhỏ. Những khớp trong buồng sau phải được bôi một lớp dầu nhớt hoặc mỡ bò. Nếu phát hiện hiện tượng keo bị đóng lại thì nên vệ sinh sạch dầu DO rồi mới bôi lại lớp mỡ bò mới

Đĩa phanh cần được lau chùi sạch sẽ, không được châm dầu nhớt hoặc mỡ bò lên đĩa phanh, vì rất dễ xảy ra trường hợp mất phanh. Bên cạnh việc châm mỡ bò và vệ sinh ở nơi khớp nối, bạn tuyệt đối không được tháo rời bất kỳ bộ phận nào có trong buồng máy sao. Sau khi thực hiện xong quá trình bảo dưỡng, bạn nên đóng cửa, cài chốt buồng máy lại. Điều này tránh những loài vật gặm nhấm đột nhập vào phòng máy.

Bảo dưỡng xe nâng điện đúng cách

Bảo dưỡng xe nâng điện đúng cách

Để máy móc kéo dài được tuổi thọ và luôn hoạt động hiệu quả thì việc bảo quản và gìn giữ là rất quan trọng. Do đó, hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể trang bị được cho mình phương pháp bảo dưỡng xe nâng điện đúng cách và đầy đủ. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat qua Zalo
Hotline: 0973.369.995